Khóa học đào tạo để đạt chứng nhận ISO 9001: 2015

  Chứng nhận ISO 9001 là gì?

Chứng nhận ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng. Bao gồm: hướng đến khách hàng, sự lãnh đạo, sự tham gia của đội ngũ, cách tiếp cận theo quá trình, cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý, cải tiến liên tục, quyết định dựa trên sự kiện, quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp



Để được chứng nhận ISO 9001: 2015, tổ chức của bạn sẽ cần phải triển khai Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001: 2015, vận hành hệ thống đó và thu thập hồ sơ; sau đó có chuyên gia đánh giá của bên thứ 3, được gọi là Tổ chức chứng nhận đến và đánh giá hệ thống. Nếu họ nhận thấy rằng bạn đang tuân thủ các yêu cầu của ISO 9001: 2015, bạn sẽ được chứng nhận ISO 9001: 2015. Tổ chức chứng nhận sẽ quay lại 6 tháng hoặc 12 tháng một lần để đảm bảo tổ chức của bạn luôn tuân thủ các yêu cầu này. Doanh nghiệp nên tham gia khóa học iso 9001 để hiểu sâu hơn về tiêu chuẩn.

Các phiên bản của ISO 9001

– 1987 Quality systems – Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

– 1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

– 2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

– ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

– ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

 

 

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất- dịch vụ tại Việt Nam ngày càng chú trọng tới việc xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý như ISO 9001, 22000, 14001, 45001, HACCP, VietGAP… nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, tạo ra môi trường làm việc an toàn… Ngày nay phổ biến doanh nghiệp áp dụng hầu hết các khóa học phù hợp với dịch vụ sản phẩm của họ như khóa học iso 22000 về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, khóa học đào tạo iso 14001 về môi trường, khóa học iso 17025,...Vì vậy để áp dụng được thành công thì áp dụng các bước sau:

 

Bước 1: khảo sát thực trạng tại đơn vị

-         Làm rõ đặc tính lĩnh vực hoạt động và quy định hoạt động hiện tại của đơn vị

-         Xác định bối cảnh, nhu cầu quản trị nội bộ

-         Xác định các rủi ro và cơ hội chính trong hoạt động chất lượng

-         Các biện pháp và hiệu lực các biện pháp hiện hành

-         Đề xuất các bổ sung/ thay đổi cần thiết của hệ thống hiện hành và thảo luận mô hình HTQLCL ISO 9001: 2015

-         Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai dự án

 

Bước 2: Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo (QMR) và Ban ISO

-         Căn cứ nhân lực hiện tại của đơn vị, hướng dẫn phân công trách nhiệm bổ nhiệm Đại diện lãnh về chất lượng đạo (QMR) và Ban ISO

Bước 3: Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001: 2015

-         Đào tạo về nhận thức và diễn giải các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 các nhân sự liên quan;

-         So sánh các điểm khác biệt của ISO 9001:2008 và 2015 (nếu cần);

-         Đào tạo, hướng dẫn phân tích bối cảnh, quá trình, rủi ro và cơ hội.

 

Bước 4: đào tạo cách thức xây dựng Hệ thống văn bản: Xây dựng văn bản Hệ thống quản lý

– Đào tạo, hướng dẫn cách thức xây dựng Hệ thống văn bản đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015;

– Hỗ trợ xây dựng, góp ý các văn bản Hệ thống quản lý.

 

Bước 5: Ban hành và áp dụng Hệ thống tài liệu

– Rà soát cấu trúc và ban hành Hệ thống tài liệu;

– Hướng dẫn áp dụng HTQLCL;

– Giám sát việc áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.

 

Bước 6: đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ

– Diễn giải sâu hơn về tiêu chuẩn ISO 9001:2015; giúp họ hiểu rõ hơn thế nào là sự phù hợp/ không phù hợp trong kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn;

– Đào tạo những kỹ năng cần thiết (hoạch định, triển khai, đánh giá ….) để trở thành một chuyên gia đánh giá nội bộ;

– Tiến hành đánh giá nội bộ.

 

Bước 7: Khắc phục sự KPH và thực hiện HĐKP&PN sau đánh giá nội bộ

– Hướng dẫn khắc phục và thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa đối với các điểm không phù hợp được phát hiện trong cuộc đánh giá nội bộ.

 

Bước 8: Đánh giá chứng nhận (bên thứ 3)

– Gửi đơn Đăng ký chứng nhận và thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận;

– Bên thứ ba tiến hành đánh giá tại đơn vị.

 

Bước 9: Khắc phục sự KPH và thực hiện HĐKP&PN

– “Ban tư vấn ISO 9001:2015” cùng tham gia và hướng dẫn khắc phục đối với các điểm không phù hợp được phát hiện bởi bên thứ 3.

 

Bước 10: Nhận chứng chỉ ISO 9001: 2015

– Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 cho đơn vị.

– Tư vấn sẵn sàng hỗ trợ quý đơn vị trong việc vận hành và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống.

Việc thực hiện, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

 

Qua đánh giá, phân tích một số kết quả về hoạt động hỗ trợ áp dụng ISO 9001: 2015 tại doanh nghiệp trong thời gian qua, các chuyên gia nhận thấy, hoạt động áp dụng hệ thống có thể cải thiện được kết quả hoạt động theo ISO 9001: 2015 đã giúp doanh nghiệp có thể cải thiện được kết quả hoạt động chất lượng và sản xuất kinh doanh ở những góc độ khác nhau, cụ thể có thể là:

-         Nâng cao năng lực quản lý chất lượng trong toàn doanh nghiệp

-         Kiểm soát tốt hơn các sai lỗi trong quá trình sản xuất

-         Nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác.

-         Đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của khách hàng

-         Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo và nhân viên vào hoạt động quản lý chất lượng

-         Tiết kiệm chi phí

-         Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi đấu thầu các dự án kinh doanh mới

-         Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn đối với trách nhiệm đảm bảo chất lượng trong các công đoạn sản xuất

-         Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan thông qua các chiến lược truyền thông

-         Đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh bằng cách kết hợp các vấn đề chất lượng vào quản lý kinh doanh

-         Cung cấp một lợi thế về tài chính và lợi thế cạnh tranh thông qua hiệu quả cải tiến và giảm chi phí

-         Khuyến khích các hoạt động chất lượng tốt hơn bằng cách tích hợp chúng vào hệ thống kinh donah của tổ chức.

 

Xem thêm tại KNA: https://g.page/KNACERTIFICATION?share

 

 

 

 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn chứng nhận ISO 27001

Các bước cơ bản để đạt chứng chỉ ISO / IEC 27001

Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001: 2013