Vì sao cần chứng nhận ISO 17025 cho phòng thí nghiệm?

ISO 17025 là tiêu chuẩn về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Tiêu chuẩn này được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC) nên có tên gọi đầy đủ là tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Ngay từ khi ra mắt lần đầu vào năm 1999, ISO/IEC 17025 đã trở thành tài liệu tham khảo quốc tế cho các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn muốn chứng minh năng lực của mình để cung cấp các kết quả đáng tin cậy. Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 bao gồm một loạt các yêu cầu cho phép các phòng thí nghiệm cải thiện khả năng của họ để tạo ra các kết quả có giá trị nhất quán. ISO 17025:2017 là phiên bản mới nhất hiện nay.



Chứng nhận ISO 17025 hay cấp chứng chỉ ISO 17025 (ISO 17025 certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận ISO 17025 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận ISO 17025 nhằm đánh giá năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

Chứng chỉ ISO 17025 là văn bản công nhận một phòng thí nghiệm có đầy đủ năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO 17025. Chứng chỉ ISO 17025:2017 được cấp bởi tổ chức chứng nhận có thẩm quyền sau khi phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn hoàn thành đánh giá chứng nhận. Giấy chứng nhận ISO 17025 hợp lệ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

Tại sao cần chứng nhận ISO 17025 cho phòng thí nghiệm

Thực hiện chứng nhận ISO/IEC 17025 mang lại nhiều lợi ích cho các phòng thí nghiệm, cụ thể:

·         Thúc đẩy sự tin cậy trong hoạt động của các phòng thí nghiệm

·         Cho thấy phòng thí nghiệm có đầy đủ năng lực về kỹ thuật, tổ chức quản lý và hoạt động một cách hiệu quả

·         Minh chứng cho việc phòng thí nghiệm cung cấp được kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn có giá trị sử dụng

·         Giấy chứng nhận ISO 17025 được chấp nhận giữa các quốc gia khác nhau mà không phải tiến hành kiểm tra lại nên rất có ích trong việc giảm bớt các rào cản thương mại và pháp lý

·         Tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm và các cơ quan khác, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới

·         Hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm và trong việc hài hòa các tiêu chuẩn và thủ tục trong hoạt động thí nghiệm

Chi phí chứng nhận phòng thí nghiệm

Để hoàn thành chứng nhận ISO 17025, phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn cần bỏ ra chi phí bao nhiêu? Thực tế, rất khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể bởi chi phí đánh giá ISO 17025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO 17025 trong vòng 5 năm bao gồm:

Chi phí năm chứng nhận bao gồm:

·         Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1

·         Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2

·         Chi phí đăng ký dấu công nhận

·         Chi phí năm giám sát năm thứ nhất

·         Chi phí năm giám sát năm thứ hai

·         Chi phí năm giám sát năm thứ ba

·         Chi phí năm giám sát năm thứ tư

Lưu ý: Các chi phí trên sẽ phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn:

·         Quy mô: Tổng số nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá

·         Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ

·         Địa điểm: Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận

·         Yêu cầu riêng đối với mỗi phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

Như vậy, mỗi phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận ISO 17025 khác nhau.

Tra cứu chứng chỉ iso 17025

Vậy làm thế nào để biết Giấy chứng nhận ISO 17025 của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn có hợp lệ hay không?  

Với những chứng chỉ hợp lệ, phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn hoàn toàn có thể tra cứu thông tin online trên nền tảng hệ thống của tổ chức chứng nhận. Nếu thông tin của kết quả tra cứu trùng khớp hoàn toàn với thông tin trên giấy chứng nhận thì có nghĩa đây là giấy chứng nhận hợp lệ.

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cải thiện hình ảnh thương hiệu của tổ chức nhờ ISO 14001

Tại sao Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp ISO 45001 lại quan trọng?

Tình hình áp dụng iso 14001 tại Việt Nam- những thuận lợi và khó khăn