ISO 45001- Hệ thống quản lý an toàn nghề nghiệp

 Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bộ tiêu chuẩn này tuân theo các cách tiếp cận hệ thống quản lý chung khác như ISO 14001 và ISO 9001 với mục tiêu xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động bằng cách kiểm soát, hạn chế và cải tiến việc thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 do Tổ chức ISO thế giới ban hành vào ngày 12/03/2018 và thay thế cho OHSAS 18001:2007 trước đây.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 bao gồm: Tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, Tất cả các đơn vị, cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp, Tất cả các mức độ quy mô




Tiêu chuẩn ISO 4500 là cam kết về môi trường làm việc an toàn cho người lao động của doanh nghiệp

Hạn chế và loại bỏ các rủi ro về sức khỏe, thương tật và tai nạn lao động tại nơi làm việc. Giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp. Thu hút được nguồn lao động chất lượng và gắn bó lâu dài. Giảm chi phí bảo hiểm, chi phí xử lý các sự cố, tai nạn, bồi thường, đền bù. Giảm thời gian gián đoạn của quy trình sản xuất kinh doanh do tai nạn lao động. Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh

NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 (Căn cứ vào Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng TCVN ISO 45001:2018)

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Bối cảnh của tổ chức

Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức

Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan

Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe lao động (Occupational health and safety – OH&S)

Hệ thống quản lý OH&S

5. Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

Lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo

Chính sách OH&S

Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn

Tham gia và tham vấn của người lao động

6. Hoạch định

Giải quyết các nguy cơ và các cơ hội

Mục tiêu của hệ thống OH&S và hoạch định để đạt được mục tiêu

Hoạch định các thay đổi

7. Hỗ trợ

Nguồn lực

Năng lực

Nhận thức

Truyền thông

Thông tin dạng văn bản

8. Thực hiện

Hoạch định và kiểm soát hoạt động

Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp

9. Đánh giá kết quả thực hiện

Giám sát, đo, phân tích và đánh giá

Đánh giá nội bộ

Xem xét của lãnh đạo

10. Cải tiến

Khái quát

Sự không phù hợp và hành động khắc phục

Cải tiến liên tục

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO ISO 45001:2018 VÀ CẤP CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 45001:2018 với tổ chức đào tạo ISO 45001:2018 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 theo hướng dẫn của tổ chức đào tạo ISO 45001:2018 

Bước 3: Tiến hành đánh giá sơ bộ

Bước 4: Tiến hành đánh giá chính thức

Bước 5: Tiến hành đánh giá hồ sơ

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 45001:2018 nếu đạt yêu cầu. Chứng nhận này có hiệu lực trong vòng 3 năm. Doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm 1 lần và phải đánh giá chứng nhận lại 2 tháng trước khi chứng nhận ISO 45001:2018 hết hiệu lực.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cải thiện hình ảnh thương hiệu của tổ chức nhờ ISO 14001

Tại sao Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp ISO 45001 lại quan trọng?

Tình hình áp dụng iso 14001 tại Việt Nam- những thuận lợi và khó khăn