Khóa học ISO- Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 14001 mới nhất
Chứng nhận ISO 14001 là một hệ thống quản lý môi trường, được xây dựng với mục tiêu giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Những tác động không mong muốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến môi trường và cộng đồng. Đây là một khuôn khổ giúp các tổ chức thực hiện và thể hiện cam kết của họ đối với các vấn đề môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm hai vấn đề chính:
+ Giảm thiểu tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường
+ Các bằng chứng và giải pháp thực tiễn liên tục trong quản
lý môi trường.
Được chứng nhận ISO 14001 thực chất là cam kết của các tổ chức,
cơ quan hay doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Hành động cụ thể là giảm
lượng rác thải ra môi trường và tái chế các vật liệu có thể tái chế. Các doanh nghiệp, tổ chức nên tham gia
học
iso để áp dụng nhanh chóng và an toàn nhất.
Để áp dụng
hiệu quả ISO 14001 thì việc quan trọng nhất là nắm rõ các bước bao
gồm những quy trình thực hiện ra sao?gồm bao nhiêu bước? và mỗi bước
thực hiện như thế nào. Đối với các doanh nghiệp trước khi thực hiện
một vấn đề gì đó thì đều phải hiểu và nắm được quy trình thực
hiện. Sau đây là 9 bước quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể thực
hiện áp dụng ISO 14001 hiệu quả nhất:
1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001
Trong tất cả các bước, bước tìm
hiểu về ISO 14001 là quan trọng nhất và có vai trò tạo tiên đề nhất.
Bởi vì khi đã hiểu kỹ càng về ISO 14001 thì chúng
ta sẽ áp dụng một cách hiệu quả và dễ dàng nhất, không gặp những
khó khăn hay rủi ro không lường trước được.
2. Thực hiện đánh giá môi trường ban đầu
Khi đã nắm rõ về tiêu chuẩn ISO 14001 rồi,
doanh nghiệp cần phải đánh giá phân tích môi trường hiện tại của bên mình.
Việc xác định bối cảnh tổ chức, các quy định hiện hành, các
quy trình thực hiện bao gồm máy móc, trang thiết bị, nguồn lực, môi trường tác
động vào đang được áp dụng tại nhà máy sản xuất thực hiện như thế nào. Các vấn
đề về môi trường có áp dụng đúng tiêu chí của ISO 14001 chưa?...nếu chưa thì
đưa ra khắc phục kịp thời.
3. Lập kế hoạch iso 14001
Bước lập kể hoạch
chính là bước thực hiện một cách đưa ra đường lối chiến lược cụ thể được đưa dưới
dạng văn bản và co sự phê duyệt của lãnh đạo chấp thuận trước khi đưa vào thực
hiện.
Lập kế hoạch cần đưa
ra những nội dung phù hợp, mang tính ứng phó kịp thời và những rủi ro và cơ hội
trước mắt cần lưu ý những điểm như sau:
- Xác định về các quy
định, luật định địa điểm hoạt động hiện tại của môi trường hoạt động, các cơ
quan nhà nước quản lý tại địa phương
- Xác định được môi
trường xung quanh từ: không khí,nguồn nước, đất đai, khí hậu, thời tiết,con người,
cơ sở vật chất… có tác động tới môi trường hoạt động như thế nào
- Lên kế hoạch mục
tiêu cần làm và cách thực hiện từ ngắn hạn tới dài hạn cho mỗi cá nhân, tập thể
- Xác định nguồn cung
ứng đầu vào, cơ sở vật chất, con người xem đã đủ và đáp ứng điều kiện của tiêu
chuân ISO 14001 chưa?
4. Đào tạo nhận thức cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn iso
14001
Nhận thức
chính là yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình. Trước khi thực hiện ta phải hiểu
biết và nắm rõ được tiêu chuẩn
ISO 14001 là gì? là như thế nào? và cách thực hiện ra sao?
Đào tạo thông qua những người đi trước, hoặc các chuyên gia,
tham khảo và đọc các tài liệu sẵn có về tiêu chuẩn để thông qua đó mỗi cá nhân
có thể hiểu rõ và nắm được công việc và trách nhiễm của bản thân.
5. Lập hồ sơ quản lý hệ thống môi trường iso 14001
Việc lập hồ sơ
là một chứng cứ khá quan trọng trong việc lưu giữ và thực hiện áp dụng một cách
chặt chẽ. Bởi nó giúp doanh nghiệp quản lý một cách chặt chẽ, nhất quán một
cách toàn diện và luôn luôn được kiểm soát cao.
Lập hồ sơ bao gồm đầy đủ các nội dung, giấy tờ đầy đủ từ các
quy trình thực hiện, các hướng dẫn, tài liệu biểu mẫu và kết quả thu thập được
thông qua hồ sơ lưu trữ của việc vận hành áp dụng quản lý môi trường.
6. Hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và triển
khai EMS và theo dõi
Thông qua việc triển khai hoạt động từ
kế hoạch đã đưa ra thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát
chặt chẽ và theo dõi thường xuyên
Khi có sự cố xảy ra phải có kế hoạch ứng phó và khắc phục kịp
thời. Mọi vấn đề khắc phục cần phải ghi chép và lưu trữ dưới dạng văn bản nhằm
có sự nhất quán với nhau. Khi thực hiện yêu cầu mọi thành viên đều thực hiện
chung và sát sao với nhau.
7. ISO 14001 và thực hiện đánh giá nội bộ
Sau mỗi lần thực
hiện kế hoạch thì việc đánh giá nội bội là việc rất quan trọng để chỉ ra mức độ
thực hiện ra sao, đã hoàn thành so với kế hoạch chưa? Nếu hoàn thành thì có đáp
ứng được nhu cầu thoã mãn được đưa ra trước đó hay không? Nội dung đánh giá dựa
theo những tiêu chí sau:
- Mức độ hoàn thành so với mục tiêu đề ra là bao nhiêu
- Nội quy, các thủ tục áp dụng có chính xác hay vi phạm NC
- Trách nhiệm và mức độ thực hiện của mỗi người như thế nào
- Biện pháp khắc phục những bài học kinh nghiệm cần rút ra mỗi
lần thực hiện.
Cuộc đánh giá nội bộ lúc nào cũng phải đầy đủ các nhân sự
chính trong công ty nhằm mang tính khách quan, chỉ ra rõ được các vấn đề mà các
cá nhân cần được biết và có một cách nhìn nhận chính xác về nhiệm vụ và công việc
của mình. Lưu trữ mọi thông tin của cuộc đánh giá dưới dạng văn bản để lưu vào
hồ sơ nội bộ
8. Xem xét đánh giá và chứng
chỉ ISO 14001
Công ty cổ
phần phát triển chất lượng DHV là một trong những đơn vị tư vấn, cấp giấy chứng
nhận tạo niềm tin, uy tín với khách hàng. Với phương châm “ lấy khách hàng là
trung tâm” thì các doanh nghiệp có thể yên tâm lựa chọn tin tưởng với những ưu
đãi và sự hợp tác tốt nhất đến với khách hàng yêu quý.
Sau khi tiếp nhận
đăng kí, doanh nghiệp sẽ được đánh giá, tư vấn và cấp giấy chứng nhận chất lượng
đạt tiêu chuẩn ISO 14001 phù hợp với tiêu chuẩn này.
9. Duy trì đánh giá chứng nhận iso 14001
Việc duy trì đánh giá được thực hiện
theo quy định nhằm theo dõi được quá trình hoạt động, khắc phục và bổ sung kịp
thời những yêu cầu mong muốn của doanh nghiệp từ những lần đánh giá giám sát định
kỳ khi trong thời hạn 3 năm của giấy chứng nhận.
Nhận xét
Đăng nhận xét