Tại sao cần áp dụng ISO 50001 hệ thống quản lý năng lượng

ISO 50001 là tên gọi của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng và phát triển. Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện được công bố lần đầu tiên vào tháng 3/1987. Tiêu chuẩn ISO 50001 được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý năng lượng của một doanh nghiệp.

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO lần lượt tung ra 2 phiên bản tương ứng với năm phát hành của tiêu chuẩn, cụ thể:

·         Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 (Tháng 6/2011)

·         Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 (Tháng 8/2018)

Tính tới nay, Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay, trong đó có một số sửa đổi và bổ sung so với phiên bản cũ.



Chứng nhận ISO 50001 hay cấp chứng chỉ ISO 50001 (ISO 50001 Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận ISO 50001 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận ISO 50001:2018 nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý năng lượng của doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận ISO 50001 hay chứng chỉ ISO 50001 (ISO 50001 Certificate) là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận ISO 50001 hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận ISO 50001 có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn ISO 50001 được thiết kế phù hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bất kể tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào với quy mô ra sao đều có thể đăng ký chứng nhận ISO 50001 để đánh giá sự phù hợp với hệ thống quản lý năng lượng, đặc biệt là các cơ sở có hoạt động tiêu tốn năng lượng, nằm trong danh sách cơ sở sử dụng trọng điểm hoặc các doanh nghiệp phát thải khí nhà kính.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

1. Về mặt quản lý doanh nghiệp

·         Quản lý nguồn năng lượng một cách hiệu quả

·         Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng.

·         Tạo môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch

·         Thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng

·         Ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới tốt hơn

·         Nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng

2. Về mặt kinh tế

·         Tiết kiệm năng lượng

·         Tiết kiệm chi phí sản xuất

3. Về mặt thị trường

·         Đáp ứng yêu cầu về năng lượng

·         Góp phần bảo vệ môi trường

·         Trở thành doanh nghiệp có trách nhiệm

·         Được khách hàng và đối tác tin tưởng

Các bước chứng nhận ISO 50001: 2018 hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp muốn áp dụng tiêu chuẩn này:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 50001

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 50001.

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 50001

Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận ISO 50001 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu ISO 50001 của doanh nghiệp, đào tạo iso 50001. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý năng lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO 50001 của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ ISO 50001

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn ISO 50001 được áp dụng theo đúng quy định.

Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 50001 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 50001 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Theo quy định, chứng nhận ISO 50001:2018 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý năng lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001:2018 và luôn có hiệu lực.

Bước 8: Tái chứng nhận

Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều kiện để doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 13485

Cải thiện hình ảnh thương hiệu của tổ chức nhờ ISO 14001

Tại sao Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp ISO 45001 lại quan trọng?