Đánh giá Better Work – Chương trình làm việc tốt hơn trong ngành may mặc
Better Work là tên gọi của Chương trình Làm Việc Tốt hơn do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp xây dựng và phát triển. Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện được công bố lần đầu tiên vào năm 2009. Chương trình Better Work được dùng cho quá trình đánh giá giá sự phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế và các yêu cầu pháp lý quốc gia về điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu của một tổ chức.
Chương trình Better Work Vietnam được tài trợ bởi các tổ chức
sau:
·
Chính phủ Ireland
·
Bộ Ngoại giao Hà Lan
·
Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO)
·
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)
·
Bộ Phát triển Việc làm và Xã hội Canada (ESDC)
“Đánh giá Better Work” hay “Better Work audit” là hoạt động
đánh giá do tổ chức đánh giá Better Work có thẩm quyền thực hiện. Đánh
giá Better Work
nhằm kiểm tra sự về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành may mặc.
Chương trình Better Work được thiết kế phù hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực may mặc với mọi quy mô. Tất cả đều có thể đăng ký đánh giá Better
Work để kiểm
tra và cải tiến sự phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế và các yêu cầu pháp
lý quốc gia về điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng.
Tại sao cần tham gia
chương trình đánh
giá Better Work
Về mặt quản lý doanh nghiệp
·
Cải thiện điều kiện làm việc
theo hướng an toàn, khoa học, tiên tiến
·
Củng cố mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động
·
Giúp người lao động yên tâm làm việc
·
Thu hút được nguồn lao động chất
lượng và gắn bó lâu dài
·
Hạn chế các tai nạn, rủi ro trong
quá trình làm việc
·
Có
cơ hội tham gia vào các chương trình đánh giá, tư vấn và đào tạo của Better
Work
·
Học
hỏi được nhiều kinh nghiệm của các lãnh đạo và chuyên gia trong ngành
Về mặt kinh tế
·
Nâng cao hiệu quả công việc
·
Giảm thiểu các thiệt hại, tổn thất
do điều kiện lao động không đảm bảo
·
Giảm bớt các cuộc kiểm tra, đánh
giá về môi trường làm việc
Về mặt thị trường
·
Đáp ứng
tiêu chuẩn lao
động quốc tế và các yêu cầu pháp lý quốc gia về điều kiện lao động
·
Nâng cao uy tín và danh tiếng
thương hiệu
·
Tăng cường khả năng cạnh tranh
trong ngành
·
Mở ra các cơ hội hợp tác và kinh
doanh mới
Quy trình đánh giá theo chương trình
Better Word
Bước 1:
Đăng ký đánh
giá Better Work
Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo
yêu cầu và biểu mẫu do Tổ chức đánh giá cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh
giá Better Work.
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá Better Work
Tổ chức đánh giá gửi hợp đồng đánh giá gồm có kế hoạch và chi
phí đánh giá sau khi tiếp nhận đơn đăng ký đánh giá Better
Work của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh
giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1
Audit)
Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu Better
Work của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng
của chương trình Better Work theo yêu cầu của Tổ chức đánh giá.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2
Audit)
Chuyên gia của Tổ chức đánh giá xuống trực tiếp cơ sở để đánh
giá sự phù hợp so với các yêu cầu Better Work của doanh nghiệp.
Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh
nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có
trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ Better Work
Tổ chức đánh giá tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn
các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn Better
Work được áp dụng
theo đúng quy định.
Bước 6: Cấp báo cáo đánh giá Better Work
Tổ chức đánh giá sẽ cấp báo cáo đánh giá Better
Work cho doanh
nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Bước 7: Tái đánh giá
Vì đánh giá Better Work nhằm tìm ra những điểm
chưa tuân thủ và cải tiến điều kiện làm việc liên tục nên việc tái đánh giá thường
được tiến hành sau 1 năm. Nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì đánh giá và nhận được
những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia Better Work thì phải đăng ký
đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chính thức
lần đầu.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN BETTER WORK
1. Đảm bảo tiến độ đánh giá theo lịch đã
hẹn
Tổ chức đánh giá Better Work sẽ gửi thông báo về
lịch đánh giá chính thức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời
gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng
tiến độ.
2. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh
giá cho toàn bộ nhân viên
Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá
trình đánh giá chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết chương trình Better
Work là gì, cuộc
đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong
cuộc đánh giá và cần làm những gì.
3. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu,
quy trình
Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức đánh giá sẽ rà
soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến chương trình
Better Work của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những
thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành
đánh giá Better Work.
4. Hoàn thiện cơ sở vật chất
Bên cạnh hệ thống tài liệu Better Work thì hiện trạng cơ sở,
nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy
móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng
cho ngày đánh giá chính thức.
Nhận xét
Đăng nhận xét