Điều kiện để hoàn thành đánh giá chứng nhận ISO 22000- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của một doanh nghiệp.
Chứng
nhận ISO 22000 hay cấp chứng chỉ ISO 22000
(ISO 22000 Certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận
ISO 22000 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận ISO 22000:2018 nhằm đánh giá sự
phù hợp của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
Các bước chứng nhận cho các doanh nghiệp cần biết
Bước
1: Đăng ký chứng nhận ISO 22000
Doanh nghiệp tiến hành khai báo các
thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để
hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 22000
Bước
2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 22000
Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá
chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký
chứng nhận ISO 22000 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến
hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.
Bước
3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)
Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài
liệu ISO 22000 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả
các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của
tổ chức chứng nhận.
Bước
4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)
Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống
trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO 22000 của doanh nghiệp. Sau khi hoàn
tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp,
trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách
nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.
Bước
5: Xét duyệt hồ sơ ISO 22000
Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm
duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng
tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng theo đúng quy định.
Bước
6: Cấp chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 3 năm
Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận
ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh
nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)
Bước
7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm
Theo quy định, chứng nhận ISO 22000:2018
có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2
cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được
chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và luôn có hiệu lực.
Bước
8: Tái chứng nhận
Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn
muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được
tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu
lực trong 3 năm.
Doanh nghiệp nên tham gia các khóa đào tạo
để có thể cải tiến quy trình cũng như biết cách phòng tránh những rủi ro không
đáng có. Theo dõi nó để tìm ra tiêu chuẩn nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đang tham gia các khóa
đào tạo ISO 22000, ISO 50001, khóa học ISO 9001,… để nâng cao uy
tín cũng như sự hiểu biết nhằm củng cố lòng tin của khách hàng.
Điều kiện để hoàn thành đánh giá
chứng nhận ISO 22000 bao gồm:
1. Đảm
bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn
Tổ chức chứng nhận ISO 22000 sẽ gửi thông
báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về
mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra
theo đúng tiến độ.
2.
Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên
Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ
tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần
biết tiêu
chuẩn ISO 22000 là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi
đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.
3.
Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình
Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ
chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên
quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng
và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh
nghiệp hoàn thành chứng nhận ISO 22000.
4.
Hoàn thiện cơ sở vật chất
Bên cạnh hệ thống tài liệu ISO 22000 thì
hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ
của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả
trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu
sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
Rất nhiều doanh nghiệp luôn thắc
mắc muốn biết rằng chi phí để đánh giá chứng nhận là bao nhiêu? KNA
sẽ cho bạn biết ngay thông tin sau đây:
Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO 22000
trong vòng 3 năm thường bao gồm:
·
Chi phí đánh giá & xem
xét tài liệu Giai đoạn 1
·
Chi phí đánh giá chính thức
& viết báo cáo Giai đoạn 2
·
Chi phí đăng ký dấu công nhận
·
Chi phí năm giám sát năm thứ
nhất
·
Chi phí năm giám sát thứ hai
Lưu
ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí
chứng nhận ISO 22000 khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm,
yêu cầu của mỗi doanh nghiệp
·
Quy mô: Số lao động bao gồm
nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng
muốn đánh giá
·
Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
·
Địa điểm: Số địa điểm khách
hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
·
Yêu cầu riêng đối với mỗi
doanh nghiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét