Chứng nhận ISO 22000:2018 có lợi ích và vai trò gì với doanh nghiệp?

Chứng nhận ISO 22000 là hoạt động bắt buộc phải hoàn thành nếu doanh nghiệp muốn được cấp chứng chỉ về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn, chứng nhận ISO 22000 và dịch vụ cấp chứng nhận ISO 22000 của Chúng Tôi.

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng thực phẩm từ nông trại cho tới bàn ăn. Tiêu chuẩn có tên gọi đầy đủ là ISO 22000:2018 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm)

Tiêu chuẩn ISO 22000 do Hội đồng kỹ thuật ISO / TC 34 / SC 17 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) xây dựng và ban hành. ISO 22000 thuộc quyền quản lý của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).



Ngay từ những năm 1969, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đã quan tâm tới vấn đề chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm. Đó chính là động lực thúc đẩy cho sự ra đời của những điều kiện tiên quyết trong sản xuất thực phẩm, mà nổi bật trong đó là Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP. Bên cạnh HACCP còn có sự xuất hiện của nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm được xây dựng từ nền tảng của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

Tới tháng 1/9/2005, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho ra mắt phiên bản đầu tiên của bộ tiêu chuẩn ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tháng 19/6/2018, Tổ chức ISO ban hành phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn gọi là ISO 22000:2018.

Tính tới thời điểm hiện tại, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Chứng nhận ISO 22000 là hoạt động do tổ chức chứng nhận đánh giá một đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp theo các yêu cầu và điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Tổ chức chứng nhận ISO 22000 uy tín là tổ chức hoạt động độc lập với đơn vị đăng ký đánh giá chứng nhận (bên thứ ba), có giấy phép hoạt động hợp pháp và là thành viên được các diễn đàn, hiệp hội liên quan đến lĩnh vực chứng nhận quốc tế công nhận. Những đơn vị đáp ứng các điều kiện trên được trao quyền thực hiện chứng nhận ISO 22000 và tổ chức của Chúng Tôi sẽ lựa chọn ra những đơn vị như thế giúp Doanh nghiệp.

Chứng chỉ ISO 22000 là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 22000 sau khi tổ chức chứng nhận xác định doanh nghiệp đã hoàn tất các hành động khắc phục theo đúng yêu cầu.

Giấy chứng nhận ISO 22000 do tổ chức Chúng Tôi cung cấp được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam công nhận. Chứng chỉ ISO 22000 của Chúng Tôi có đầy đủ tính pháp lý và hợp pháp, được công nhận trên toàn thế giới, thể hiện ở dấu công nhận của Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF và Văn phòng Công nhận Chất lượng BoA.

Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực liên quan tới thực phẩm, với mọi quy mô đều cần chứng nhận ISO 22000 để chứng minh việc xây dựng được Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế.

Chứng nhận ISO 22000 giữ vai trò và mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp: Thiết lập thành công hệ thống FSMS đạt chuẩn. Kiểm soát và hạn chế các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiết kiệm chi phí xử lý sự cố phát sinh liên quan tới chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Được miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở chế biến / sản xuất thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy / công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Được khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn. Thu được nhiều lợi nhuận hơn. Mở rộng cơ hội kinh doanh và tiếp cận các thị trường khó tính.

Doanh nghiệp nên tham gia khóa học đào tạo iso 22000 để được đào tạo sâu hơn và quá trình áp dụng được nhanh chóng.

Các bước chứng nhận ISO 22000 như thế nào?

Bước 1: Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu để đăng ký chứng nhận ISO 22000 với tổ chức chứng nhận

Bước 2: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận ISO 22000 với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức

Bước 3: Tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp

Bước 4: Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế giai đoạn 2, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường của doanh nghiệp

Bước 5: Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 của Doanh nghiệp

Bước 6: Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 3 năm cho Doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng Doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu

Bước 7: Doanh nghiệp trải qua đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm để duy trì hiệu lực của chứng nhận ISO 22000

Bước 8: Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận ISO 22000 sau 3 năm chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá chứng nhận tương tự như các bước trên.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Chúng Tôi cung cấp dịch vụ đánh giá online đối tới tiêu chuẩn ISO 22000 để vừa giữ gìn an toàn, hạn chế di chuyển nhưng vẫn đảm bảo giá trị và hiệu lực của chứng nhận theo đúng cam kết đã đề ra.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cải thiện hình ảnh thương hiệu của tổ chức nhờ ISO 14001

Tại sao Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp ISO 45001 lại quan trọng?

Tình hình áp dụng iso 14001 tại Việt Nam- những thuận lợi và khó khăn