Honda Việt Nam – sản xuất kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội
ISO 26000 là tên một bộ tiêu chuẩn được công nhận trên phạm vi toàn thế giới về trách nhiệm xã hội. Nhắc tới các tiêu chuẩn quốc tế, thông thường người ta hay nghĩ tới một tập hợp các yêu cầu dưới dạng đòi hỏi tổ chức, cá nhân “phải” làm gì, tiêu chuẩn của ISO 26000 không giống như vậy. ISO 26000 chỉ đưa ra các khuyến nghị “nên” làm gì.
ISO
26000 không phải là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý. ISO 26000 cung cấp hướng dẫn
thay vì yêu cầu, vì vậy nó không được chứng nhận giống như một số tiêu chuẩn
ISO khác. Mọi yêu cầu, đề nghị chứng nhận ISO 26000 hoặc bất kỳ tuyên bố nào về việc chứng
nhận theo tiêu chuẩn này đều thể hiện sai ý nghĩa và mục đích của ISO 26000.
Thay vào đó, tiêu chuẩn ISO 26000 giúp làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, hỗ trợ các doanh nghiệp
chuyển đổi các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẻ các phương pháp
hay nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Mặc dù không được cấp giấy chứng
nhận như các tiêu chuẩn khác nhưng tiêu chuẩn ISO 26000 vẫn cần thiết với mọi
doanh nghiệp, tổ chức với tư cách là một tài liệu hướng dẫn cụ thể và có hệ thống
về trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, ISO 26000 khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức
báo cáo kết quả hoạt động triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội của họ với
các bên liên quan hay gọi tắt là báo cáo trách nhiệm xã hội.
Hiện
nay, có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng ISO 26000 để triển khai các hoạt động
trách nhiệm xã hội của mình và đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt là
Honda Việt Nam – Sản xuất kinh
doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội. Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2006, cho
tới năm 2015, Honda đã đóng hóp hơn 40000 tỷ đồng tiền thuế vào Ngân sách Nhà
nước và tạo ra công việc lao động cho hàng chục nghìn lao động trên cả nước.
Honda là công ty sản xuất xe máy đầu tiên xây dựng Trung tâm Lái xe an toàn tại
Việt Nam vào năm 1999 để đào tạo năng lực cho đội ngũ nhân viên. Đồng thời phối
hợp với các cơ quan, địa phương triển khai nhiều khóa đào tạo kỹ năng lái xe
cho khách hàng và người dân để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Không
những đóng góp vào việc nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân khi sử dụng
phương tiện giao thông, Honda Việt Nam còn tham gia vào nhiều dự án vì môi trường.
Honda đã hỗ trợ 3.5 tỷ đồng cho dự án AR-CDM (2008-2025) để tái tạo 319 ha rừng
tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong, huyện Cao Phong thuộc tỉnh Hòa Bình. Dự kiến
dự án sẽ hấp thụ khoảng 41.000 tấn khí Carbon dioxin trong vòng 16 năm. Bên cạnh
hoạt động sản xuất và kinh doanh, Honda cũng chú trọng đến việc giảm thiểu lượng
khí thải CO2 ra không khí qua việc thiết lập hệ thống quản lý vòng đời khí thải
cũng như chuyển đổi phương thức vận tải. Nhờ đó, 1% khí thải CO2 trong nhà và
1% khí thải ngoài trời đã được giảm nhờ vào hệ thống quản lý vòng đời CO2 chặt
chẽ tại công ty và ở các nhà cung cấp của Honda Việt Nam và 3,05% khí thải CO2
được giảm nhờ vào việc chuyển đổi phương thức vận tải từ xe tải sang tàu lửa hoặc
tàu thủy. Honda cũng góp mặt trong các hoạt động trao học bổng cho học sinh
nghèo vượt khó, xây dựng thư viện cho các địa phương, tài trợ xe máy cho lực lượng
cảnh sát giao thông…
Khi áp dụng thành công ISO 26000 đã giúp Honada hoàn
thành trách nhiệm xã hội của họ bằng cách cung cấp hướng dẫn về:
+ Các khái niệm, điều kiện và thuật ngữ liên quan đến
trách nhiệm xã hội;
+ Bối cảnh, xu hướng và đặc điểm của TNXH;
+ Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm
xã hội;
+ Các môn học cốt lõi và các vấn đề liên quan đến
trách nhiệm xã hội;
+ Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy hành vi có trách nhiệm
với xã hội thông qua tổ chức và các chính sách và hoạt động của tổ chức trong phạm
vi ảnh hưởng của tổ chức;
+ Xác định và có sự tham gia của các bên liên quan;
+ Thông tin về các cam kết, kết quả hoạt động và các
thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét